Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Lạng Sơn 2010 và định hướng đến năm 2020
QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH LẠNG SƠN
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
1. Quyết định phê duyệt: Số 176/QĐ-UBND ngày 25/01/2008
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn
3. Thời gian thực hiện: đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
4. Mục tiêu:
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm huy động các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt
* Đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân NTTS là 7,8% năm với tổng sản lượng đạt 1.602,61 tấn/năm, bình quân 2,05 kg thuỷ sản/người/năm
+ Giá trị sản phẩm thuỷ sản đạt 25.426,65 triệu đồng vào năm 2010, chiếm 1,16% tỷ trọng trong cơ cấu nông lâm thuỷ sản
+ Sản xuất giống thủy sản đạt 41,6 triệu con cá hương, được 31,0 triệu con cá giống các loại
* Đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu:
+ Tốc độ tăng trưởng nuôi thủy sản giai đoạn 2010-2020 là 5,2-8,6% năm tổng sản lượng đạt 2.897,69 tấn/năm, bình quân 3,3 kg thuỷ sản/người/năm.
+ Giá trị thuỷ sản đạt 45.359,35 triệu đồng, chiếm 1,27% tỷ trọng cơ cấu nông-thuỷ sản
+ Sản xuất giống thuỷ sản: đạt 114,1 triệu con cá bột, được 44,12 triệu con cá giống các loại
5. Giải pháp thực hiện
* Giải pháp về vốn:
- Vốn ngân sách: đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khuyến ngư, xây dựng các mô hình
- Vốn tín dụng: Hỗ trợ cho bà con xây dnựg cơ sở ương cá giống, nuôi cá thương phẩm, sắm ngư cụ
- Vốn khác: Cần huy động thêm từ các nguồn: nguồn vốn trung ương thông qua chương trình khuyến ngư, chương trình bảo tồn nguồn gien đối với các loài thuỷ sản quý hiếm….
* Giải pháp về kỹ thuật:
- Tăng cường công tác quản lý giống và chất lượng sản phẩm
- Tăng cường quan hệ
- Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi 1 số loại cá và thuỷ sản quý hiếm
- Di giống 1 số loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao
* Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo mới lực lượng cán bộ có chất lượng để bổ xung vào lực hiện có đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất
- Đào tạo bổ xung kiến thức cho hàng ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất giống lai, các loài thuỷ sản mới….
* Giải pháp về chính sách và thị trường tiêu thụ
- Chính sách về phát triển thuỷ sản
+ Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đất có mặt nước nuôi thuỷ sản. Giao quyền sử dụng đất lâu dài để người dân yên tâm đầu tư và sản xuất .
+ Khuyến khích phát triển nuôi thuỷ sản ở những vùng sâu, vùng xa bằng cách trợ cước vận chuyển 100% và 30-50% giá cá giống
+ Khuyến khích phát triển nuôi cá lồng trên các hồ chứ, đập dâng lớn và những khúc sông có thể nuôi được
+ Ưu tiên hộ có đất trong lòng hồ
+ Hỗ trợ tổ chức thị trường tiêu thụ và thú y thuỷ sản để kiểm soát dịch bệnh
+ Khuyến khích phát triển sản xuất giống thuỷ sản
+ Khuyến khích các tổ chức và cá nhân vay vốn trung hạn và ngắn hạn với lãi xuất ưu đãi để nuôi thuỷ sản
+ Làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi thuỷ sản, làm huỷ hoại môi trường nước nuôi thuỷ sản
+ Thành lập hội ngững người nuôi cá hoặc nhóm cùng sở thích ở các địa phương để giúp đỡ nhau về vốn
+ Trường hợp khi người dân nuôi thuỷ sản gặp rủi ro với nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, nhà nước bù đắp 1 phần thiệt hại ( 30-50%)
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
+ Ngoài thị trường trong tỉnh từng bước mở rộng sang các tỉnh bạn thông qua cạnh tranh lành mạnh bằng cách sản xuất các loại giống đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao
+ Xây dựng tương hiệu “Cá sạch Lạng Sơn”. Khai thác thị trường trong và ngoài nước
* Giải pháp tuyên truyền
- Thông qua đài, báo chí địa phương, báo chuyên ngành giới thiệu 1 số đặc sắc điểm thuỷ sản bản địa phương.
6. Phân công trách nhiệm.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp cùng các Ban, ngành chức năng có liên quan lập các dự án thành phần để tưùng bức thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong quy hoạch.