Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
I. Mục tiêu quy hoạch.
1. Mục tiêu chung.
Xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ thống y tế tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; đảm bảo đáp ứng yêu cầu BVCSSKND và phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể.
2.1. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Cơ bản hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ tỉnh đến cơ sở. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong; nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ bình quân.
2.2. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Hạn chế các bệnh không do nhiễm trùng (như tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh tâm thần, bệnh nghề nghiệp, ngộ độc), các bệnh do lối sống không lành mạnh như nghiện hút ma tuý, nghiện rượu.
2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, TTB cho các cơ sở YTDP tuyến tỉnh và tuyến cơ sở để đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; không để các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, ngăn chặn, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan của dịch HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng y tế học đường và chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản (bao gồm cả sức khoẻ trẻ em, sức khoẻ người cao tuổi và KHHGĐ).
2.4. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và TTB cho các cơ sở khám chữa bệnh theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại hoá. Xây dựng một số cơ sở y tế tuyến tỉnh theo hướng chuyên sâu và hiện đại như BVĐK tỉnh, bệnh viện YHCT, bệnh viện Phụ Sản...Khuyến khích, hỗ trợ bệnh viện tư nhân phát triển. Nâng cao chất lượng KCB để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
2.5. Nâng cao năng lực y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ cấu cán bộ để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong tỉnh, chú ý các khu vực miền núi, biên giới và các nhóm dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2015, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
2.6. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Nghiên cứu, kế thừa và phát huy các bài thuốc dân gian trong nhân dân các dân tộc, đồng thời phát triển y dược học cổ truyền theo hướng hiện đại và khoa học. Phát triển và củng cố các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHDCT trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch phát triển, khai thác và sử dụng các nguồn dược liệu phong phú tại địa phương.
2.7. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp; sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Đầu tư và từng bước hiện đại hoá TTBYT theo tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh, KCB theo danh mục TTBYT của BYT.
2.8. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý cán bộ y tế tại các tuyến. Chú trọng đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực chuyên sâu và chuyên gia đầu ngành. Nâng cao năng lực quản lý và y đức cho CBYT.
2.9. Từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Mở rộng sự hợp tác với các đối tác trong nước, đặc biệt các cơ sở y tế đầu ngành tại Hà Nội (Viện, trường, bệnh viện), các tổ chức Quốc tế về y học và y tế, chú ý các lĩnh vực: đào tạo, chuyển giao công nghệ, TTBYT...
2.10. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa công tác y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành. Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng các bệnh viện, PKĐK tư nhân hoặc liên doanh, liên kết.
2.11. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sức khoẻ, đặc biệt chú ý các lĩnh vực như dân số-KHHGĐ, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường... để mọi người dân chủ động trong việc phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế lối sống và những thói quen có hại cho sức khoẻ.
2.12. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý theo ngành dọc từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị trong ngành.
II. Nội dung quy hoạch.
1. Tổ chức và mạng lưới y tế.
Kiện toàn và phát triển tổ chức hệ thống y tế tỉnh Lạng Sơn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao về số lượng cũng như về chất lượng. Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở để hoạt động theo hướng thực hiện công bằng, hiệu quả và phát triển, thuận lợi cho người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
2. Phát triển nhân lực y tế.
Nâng cao các chỉ số nhân lực y tế cơ bản. Số bác sĩ/10.000 dân sẽ vượt mục tiêu quốc gia từ năm 2010 và duy trì ở mức cao trong các năm tiếp theo; số DSĐH/10.000 dân đạt xấp xỉ 1/10.000 vào năm 2015 và 1,2/10.000 vào năm 2020; tăng tỷ lệ TYT xã có bác sĩ từ 71% (2007) lên 80% năm 2010, 90% năm 2015 và 100% vào năm 2020.
Đảm bảo đủ nhân lực cho các lĩnh vực hoặc đơn vị hiện còn thiếu nhiều cán bộ như YTDP, Dược, YHCT, Quản lý y tế từ năm 2015 trở đi.
Đảm bảo cân đối giữa các loại hình cán bộ như tỷ lệ BS/ĐD, tỷ lệ giữa cán bộ chuyên môn y và dược, nâng tỷ lệ điều dưỡng cao đẳng hoặc cử nhân lên 4% vào năm 2010, 10% năm 2015 và khoảng 20% năm 2020.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBYT tại tất cả các tuyến. Tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ cao, chuyên khoa sâu, cán bộ quản trị bệnh viện, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ và ATVSTP.
Giảm tỷ lệ CBYT có trình độ sơ học thông qua đào tạo lại. Đến năm 2010, tuyến tỉnh không còn CBYT trình độ sơ học. Phấn đấu đạt mục tiêu này tại tuyến huyện và tuyến xã vào năm 2015. Tỷ lệ NVYT thôn bản được đào tạo chính quy là 60% vào năm 2010, >80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, có khả năng sử dụng thành thạo các TTBYT mới, hiện đại, bao gồm cả duy tu, bảo dưỡng máy móc.
Tỷ lệ trưởng, phó khoa có trình độ trên đại học tại tuyến tỉnh là 50% vào năm 2010, 75% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020; các tỷ lệ tương ứng tại tuyến huyện là 20%, 50% và 75%.
Đến năm 2015, tỷ lệ NVYT thôn, bản được đào tạo lại là 30% và đến năm 2020 là 50%.
Tiếp tục nâng cấp trường CĐYT, từ sau năm 2015 nghiên cứu chuyển thành khoa y-dược nằm trong trường Đại học Lạng Sơn (được thành lập theo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020). Trường có chức năng đào tạo mới CBYT có trình độ cao đẳng, trung học, đào tạo NVYT thôn bản và đào tạo nâng cao CBYT trung học lên cao đẳng. Đến năm 2020 có khả năng đào tạo bác sĩ, phục vụ nhu cầu của tỉnh và các địa phương lân cận.
3. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng.
Kiện toàn tổ chức mạng lưới YTDP từ tỉnh đến huyện, xã theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển hệ thống YTDP Việt Nam của BYT và các Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn. Đến năm 2010 ổn định tổ chức và củng cố các đơn vị mới thành lập thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ và ATVSTP.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và TTB kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị YTDP tuyến tỉnh đủ khả năng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo ATVSTP và dinh dưỡng cộng đồng, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh liên quan đến môi trường và trường học.
Nâng cao năng lực của các TTYT huyện, đảm bảo đến năm 2010 các Trung tâm này có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trên địa bàn. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực các Đội YTDP, CSSKSS.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các TYT xã/phường trong lĩnh vực y tế dự phòng, nâng cao năng lực về YTDP cho đội ngũ NVYT thôn/bản, cụm dân cư trong toàn tỉnh, đảm bảo các hoạt động YTDP được triển khai có kết quả tốt ở cộng đồng, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng với chất lượng ngày càng cao.
Khống chế không để dịch lớn xảy ra, nếu có dịch phải kịp thời phát hiện, bao vây, hạn chế lây lan, giảm tỷ lệ mắc và chết do dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh nguy hiểm và bệnh lạ mới xuất hiện. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở mức Tăng cường công tác kiểm dịch quốc tế ở các cửa khẩu biên giới, không để các bệnh dịch nguy hiểm lây lan qua biên giới vào trong nước. Phối hợp với y tế nước bạn, phối hợp quân dân y kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các xã vùng giáp ranh, không để các dịch bệnh người và gia súc lây lan giữa 2 nước.
Kết hợp với các ngành có liên quan giải quyết về căn bản các công trình vệ sinh và cung cấp nước sạch ở các hộ gia đình, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, rác thải, các chất độc hại trên địa bàn, đặc biệt là rác thải y tế.
Hạn chế, tiến tới loại trừ dần các nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa, tử vong sơ sinh, tử vong mẹ...Hạn chế dần các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ em, các bệnh nhiễm trùng, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tâm thần, tai nạn thương tích, ngộ độc thực phẩm và hóa chất...
Sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra như thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh (đặc biệt những dịch bệnh có nguy cơ bùng nổ cao như tiêu chảy, cúm gia cầm H5N1, cúm H1N1, SARS…)
Nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, loại trừ dần những tập tục, thói quen lạc hậu, xây dựng lối sống lành mạnh ở từng cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ YTDP, xây dựng một đội ngũ án bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
4. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Tăng số giường bệnh/10.000 dân từ 17,9 năm 2008 lên 19,7 vào năm 2010; 27 GB vào năm 2015 và 29 GB vào năm 2020 (không tính GB trạm Y tế xã), trong đó chỉ số giường bệnh của BV tư nhân cho 10.000 dân là 0 (2010); 0,7 (2015) và 1,7 GB (2020). Để đạt mục tiêu này cần nâng tổng số GB của tỉnh (công lập và ngoài công lập) từ 1.350 GB năm 2008 lên 1.520 GB vào năm 2010, 2.170 GB vào năm 2015 và 2.405 GB vào năm 2020.
Từng bước cơ cấu lại số BV và số GB ở các tuyến điều trị, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân và gắn kết với sự phát triển KT-XH của các khu vực trong tỉnh (mở rộng BVĐK tỉnh, thành lập BVĐK thành phố Lạng Sơn, BVĐK Đồng Đăng, nâng cấp PKĐKKV Đồng Bành...)
Nâng cấp, bổ sung các TTB Y tế thiết yếu cho các BV tuyến tỉnh và BV tuyến huyện theo quy định của BYT. Đảm bảo tới năm 2010 có 50% BV tuyến tỉnh và 30% BV tuyến huyện được TTB đồng bộ, các tỷ lệ tương ứng vào năm 2015 là 100% và 50%; năm 2020: 100% và 75 %. Tăng cường đào tạo tuyển dụng đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên môn về TTB y tế cho các BV để sử dụng có hiệu quả các TTB y tế hiện đại, đắt tiền được trang bị.
Đến năm 2010, có 80% cơ sở KCB thực hiện được các kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật do BYT quy định. Tỷ lệ tương ứng vào các năm 2015 và 2020 là 90% và 100%.
Số lần khám bệnh/người/năm đạt 2,5 lần vào năm 2010, 3 lần vào năm 2015 và 3,5 lần vào năm 2020 (ngang với mục tiêu của cả nước). Tăng tỷ lệ lượt người KCB bằng YHCT lên 10% vào năm 2010, 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020 (đạt chỉ tiêu của BYT là 30%).
Công suất chung sử dụng GB trên địa bàn tỉnh giảm xuống dưới 105% vào năm 2010, đến năm 2015 và 2020 tỷ lệ này là Đến năm 2010, có 80% số bệnh viện trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của BYT, bao gồm toàn bộ 4 BV tỉnh và ít nhất 7 trong số 10 bệnh viện huyện. Tỷ lệ này là 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Việc xử lý chất thải BV nằm trong định mức, được giải quyết theo quyết định 47/2008/QĐ-TTg của Chính phủ.
Đến năm 2010 tất cả các BV tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện, duy trì kết quả này trong các năm tiếp theo. Tỷ lệ tương ứng tại tuyến huyện là 50% năm 2010, 100% vào năm 2015 và các năm sau.
Nâng cao tính hiệu quả, công bằng trong KCB ở các BV và các cơ sở y tế công:
- Đến năm 2010 có 80% TYT xã, năm 2015 có 100% TYT xã thực hiện KCB - BHYT, KCB cho người nghèo, người thuộc diện chính sách được hưởng miễn phí.
- Tăng số người nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách được tiếp cận KCB tại các cơ sở y tế công. Đảm bảo đến năm 2020, 100% các đối tượng này được hưởng các dịch vụ KCB có chất lượng tốt.
- Tăng tỷ lệ dân có thẻ BHYT (bắt buộc hoặc tự nguyện) từ mức hiện nay lên 50% vào năm 2010, 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
Tăng cường các hoạt động kết hợp quân dân y tại những địa phương có đơn vị lực lượng vũ trang, đặc biệt ở khu vực biên giới để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho nhân dân ở khu vực này, góp phần nâng cao tính công bằng trong CSSK cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Hỗ trợ về chuyên môn y tế cho các TT Bảo trợ xã hội để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế tại các cơ sở này.
5. Phát triển lĩnh vựa dược và trang thiết bị y tế.
Cung ứng đủ thuốc thường xuyên, có chất lượng với giá cả phù hợp, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh và khách du lịch.
Củng cố hoạt động cung ứng thuốc bao gồm kiện toàn và sắp xếp mạng lưới phân phối thuốc và rà soát phương thức, cơ chế hoạt động cung ứng thuốc nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, đặc biệt là các thuốc thiết yếu, thuốc thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Khai thác, phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn dược liệu có thế mạnh ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu KCB bằng y, dược học cổ truyền của nhân dân trong tỉnh.
6. Tổ chức thực hiện
Sở Y tế là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quy hoạch. Các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Nội vụ; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Phối hợp cùng Sở Y tế thực hiện nội dung “Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”.