Skip to main content
Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chế độ ban đêm In trang Xuất PDF Đọc nội dung
-A A +A

Phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở Lạng Sơn

Với mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, công nghiệp xanh, an toàn và hiện đại, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư các dự án. Từ đó, từng bước thúc đẩy phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Lạng Sơn nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư -Ảnh: PV

Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác.

Theo báo cáo, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 khu công nghiệp với diện tích khoảng 762 ha nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam gồm: Khu Công nghiệp Đồng Bành, huyện Chi Lăng có diện tích 162 ha và Khu Công nghiệp Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng diện tích 600 ha. Trong Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh đã quy hoạch Khu Công nghiệp Hồng Phong, huyện Cao Lộc với diện tích khoảng 400 ha. Ngoài ra, tỉnh cũng quy hoạch phát triển 16 cụm công nghiệp địa phương với diện tích 537 ha tại các huyện: Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng và thành phố Lạng Sơn.

 

Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp -Ảnh: PV

 

Riêng Khu Công nghiệp Đồng Bành, tỉnh đã bố trí ngân sách khoảng 200 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm thu hút các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ đó, đến nay, Khu Công nghiệp Đồng Bành đã thu hút được 4 dự án đầu tư trên các lĩnh vực: sản xuất bê tông, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ với tổng vốn khoảng 1.700 tỷ đồng. Trong đó, 2 dự án đang sản xuất kinh doanh ổn định và 2 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư, tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 60%.

Còn tại Khu Công nghiệp Hồng Phong, huyện Cao Lộc, hiện có 5 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 30%.

Đối với các cụm công nghiệp, hiện nay, Cụm Công nghiệp địa phương số 2 thuộc xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc với diện tích 8,5 ha đã đi vào khai thác thu hút 11 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định với tỉ lệ lấp đầy đạt 94%. Các cụm công nghiệp còn lại đang được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hoặc đang giải phóng mặt bằng.

 

Dự án Khu công nghiệp Đồng Bành (huyện Chi Lăng) được triển khai, xây dựng -Ảnh: PV

Theo Báo cáo đánh giá của Sở Công Thương, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã giải quyết được một phần nhu cầu mặt bằng của doanh nghiệp, góp phần tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể cho kinh tế của tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.

Cụ thể, nếu như giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp chỉ đạt 7,9% thì đến giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt 10,97%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm trở lại đây tăng đều,. Nếu như năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.899 tỷ đồng, năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn đạt 6.238 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với năm 2019…